Đăng ký thành viên tại Vlive.vn được giảm 30% cho các đơn hàng
Chuyến đi Thượng Hải - Trung Quốc
V Live với nguyên liệu an toàn thuần thiên nhiên được chiết suất từ công nghệ Đức tiên tiến, cung cấp cho cơ thể 160 dưỡng chất cần thiết
Đăng ký thành viên tại Vlive.vn được giảm 20% cho các đơn hàng
Du lịch Đài Loan cùng V Live | 15 - 19/05/2025
V Live - Tinh hoa thiên nhiên, sức khoẻ vững bền
V Oxy - Oxy dẫn lối, sự sống hồi sinh
Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Top 7 triệu chứng, dấu hiệu
19/12/2024
Ginkgo Biloba là thuốc hay thực phẩm bổ sung?
19/12/2024

Thiếu vitamin B2 gây bệnh gì? Nguyên nhân, cách khắc phục

Thiếu vitamin B2 có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, ảnh hưởng đến thị lực, trí não, da liễu và gây thiếu máu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, vì vậy bạn cần lưu ý để phòng tránh.

Mặc dù vitamin B2 (riboflavin) có mặt trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày, nhưng không ít người vẫn gặp tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng này. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Vậy thiếu vitamin B2 gây bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tại sao cơ thể thiếu vitamin B2?

Trước khi tìm hiểu thiếu vitamin B2 gây bệnh gì, chúng ta cần xác định các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Có 4 nguyên nhân chính khiến cơ thể không hấp thụ đủ vitamin B2.

1. Bệnh tuyến giáp

Theo nghiên cứu, khi tuyến giáp bị rối loạn chức năng sẽ làm giảm hấp thu với vitamin B2 cùng nhiều dưỡng chất khác.

2. Chế biến và bảo quản thực phẩm không đúng cách

Vitamin B2 có nhiều trong các loại thực phẩm và tan trong nước. Do cách sơ chế, chế biến và bảo quản không đúng cách dẫn đến hao hụt đáng kể hàm lượng này. Cho nên, nhiều người ăn nhiều thực phẩm giàu B2 nhưng vẫn cơ thể không được cung cấp đủ.

3. Nhu cầu cơ thể tăng ở những giai đoạn đặc biệt

Những người ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai và cho con bú nhu cầu cơ thể cần vitamin B2 cao hơn. Nếu không bổ sung tăng cường sẽ dễ bị thiếu hụt vitamin này trong cơ thể.

4. Những người mắc bệnh mãn tính

Các bệnh như tiểu đường, bệnh gan, bệnh tim, ung thư và việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài (bao gồm thuốc tránh thai, thuốc probenecid) cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin B2 của cơ thể.

Thiếu vitamin B2 gây bệnh gì?

Như vậy có 4 nguyên nhân dẫn đến việc thiếu vitamin B2, bạn nên lưu ý để phòng ngừa. Sau khi đã nắm rõ các nguyên nhân, chúng ta hãy cùng xem xét những vấn đề sức khỏe có thể phát sinh khi cơ thể thiếu hụt vitamin B2:

- Tổn thương mắt

Trong các bộ phận thì mắt là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên khi cơ thể thiếu hụt vitamin B2. Khi ấy, mắt dễ bị viêm kết mạc, xung huyết mắt, viêm bờ mi hoặc loét vùng mi mắt. Bạn sẽ cảm thấy ngứa mắt, dễ chảy nước mắt, rát mắt thường xuyên và hay sợ ánh sáng.

Nếu không khắc phục kịp thời, các vấn đề nghiêm trọng về mắt sẽ dễ xảy ra, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như chảy máu võng mạc, quáng gà và đục thủy tinh thể.

- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng

Vitamin B2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo từ thực phẩm thành năng lượng cần thiết cho cơ thể. Khi thiếu hụt vitamin B2 quá trình chuyển hóa này sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng, gây ra mệt mỏi và căng thẳng.

- Rụng tóc, gãy tóc

Vitamin B2 là thành phần của hai loại coenzyme là: flavin mononucleotide và flavin adenine dinucleotide. Hai chất này có nhiệm vụ là duy trì và phát triển chức năng của tế bào nang tóc. Nếu thiếu hụt hiện tượng rụng tóc và gãy tóc dễ dàng xảy ra

- Tổn thương khóe miệng

Một trong những dấu hiệu điển hình của thiếu vitamin B2 là tổn thương ở khóe miệng. Biểu hiện cụ thể là nứt nẻ, loét ở mép môi (viêm khóe miệng), viêm lưỡi với lưỡi có màu đỏ hoặc tím. Người bệnh cũng có thể bị đau rát họng và sưng miệng.

- Da nhanh lão hóa

Vitamin B2 tham gia vào quá trình sản xuất collagen, một protein quan trọng giúp duy trì độ đàn hồi và săn chắc của da. Thiếu hụt vitamin B2 có thể làm chậm quá trình sản sinh collagen, dẫn đến da bị lão hóa nhanh hơn, xuất hiện nếp nhăn và sạm nám.

- Thiếu máu

Một hệ quả tiếp theo khi thiếu hụt vitamin B12 là tế bào hồng cầu trong cơ thể bị giảm. Vì thế mà lượng oxy cung cấp cho não sẽ không đủ dẫn đến hiện tượng thiếu máu cục bộ.

Bởi vì B2 có vai trò tổng hợp Hormon steroid, giúp kiểm soát lượng trao đổi chất và sản xuất hồng cầu. Đó là lý do mà người thiếu B2 sẽ có biểu hiện như chóng mặt, khó thở, mệt mỏi.

- Chậm phát triển ở trẻ em

Thiếu vitamin B2 có thể kìm hãm sự phát triển tự nhiên của trẻ. Trẻ có thể biếng ăn, hệ thần kinh phát triển chậm, ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, phụ nữ mang thai thiếu vitamin B2 có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

- Dễ gây mụn

Không chỉ khiến da lão hóa nhanh mà thiếu vitamin nhóm B này khiến da dễ nổi mụn. Đối với da, vitamin B nói chung là một vi chất chống oxy hóa. Nó sẽ tham gia vào sự lưu thông máu và giúp da được thông thoáng.

Dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin B2

Để không phải là “nạn nhân” tiếp theo trong danh sách thiếu vitamin B2 gây bệnh gì trên, khi cơ thể có những biểu hiện sau bạn nên tăng cường B2 càng sớm càng tốt.

  • Thị lực nhạy cảm với ánh sáng
  • Nhiệt miệng kéo dài, ngứa xung qua môi và vùng mắt, lưỡi đau rát và bị đỏ
  • Đau họng kéo dài nhiều ngày
  • Môi khô và chân răng bị chảy máu
  • Da bị tróc vảy, tóc rụng nhiều hơn
  • Cơ thể thường mệt mỏi, uể oải và tinh thần suy giảm.

Những ai có nguy cơ thiếu vitamin B2?

Những đối tượng sau cần lưu ý bổ sung tăng cường vitamin B2 để tránh bị thiếu hụt

  • Vận động viên: Luyện tập với cường độ cao cần nên bổ sung lượng vitamin B2 nhiều hơn. Nếu không rất dễ bị thiếu hụt
  • Phụ nữ  trong giai đoạn mang thai và đang cho con bú: Lúc này, cơ thể rất cần B2 để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ trong bào thai và sau khi được sinh ra
  • Trẻ nhỏ: Giai đoạn phát triển mạnh của trẻ từ 1 tuổi trở lên. Cơ thể rất cần B2 để chuyển hóa các chất nhằm nuôi dưỡng các cơ quan chức năng
  • Người mắc các bệnh mãn tính: Lúc này khả năng hấp thụ vitamin B2 kém nên cần phải bổ sung đúng cách Người ăn chay, ít sử dụng sữa: B2 trong thực vật rất thấp. Nếu bạn ăn chay thì nên tăng cường thông qua thực phẩm chức năng chứa vitamin B2 hoặc vitamin B– complex.

Cách xử lý khi cơ thể thiếu vitamin B2

Bạn đã biết thiếu vitamin B2 gây bệnh gì và tầm quan trọng của vitamin này. Vậy khi cơ thể thiếu vitamin B2 nên làm gì?

  • Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B2 trong bữa ăn hàng ngày: Ưu tiên các nguồn thực phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa, gan bò, thịt bò, trứng và cá.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu các dấu hiệu thiếu vitamin B2 không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
  • Xét nghiệm: Để xác định chính xác tình trạng thiếu hụt vitamin B2 và mức độ, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm như đo nồng độ Flavin và Glutathione Reductase trong hồng cầu, hoặc đo nồng độ vitamin B2 trong nước tiểu.
  • Bổ sung vitamin B2 theo chỉ định của bác sĩ: Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc viên uống bổ sung vitamin B2 với liều lượng phù hợp. Trong trường hợp cơ thể khó hấp thụ qua đường uống, bác sĩ có thể chỉ định tiêm vitamin B2. Lưu ý không tự ý sử dụng vitamin B2 liều cao khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Vitamin B3 có trong thực phẩm nào? Top 10 nguồn tốt nhất

Lời kết

Thông qua bài chia sẻ chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của B2 trong cơ thể. Hi vọng những thông tin hữu ích này đã giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc: Thiếu vitamin B2 gây bệnh gì. Để tìm hiểu thêm các bài viết hữu ích về sức khỏe và được tư vấn về các sản phẩm bổ sung vitamin B2, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế hoặc tìm kiếm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy.

Thiếu vitamin B2 có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, ảnh hưởng đến thị lực, trí não, da liễu và gây thiếu máu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, vì vậy bạn cần lưu ý để phòng tránh.

Mặc dù vitamin B2 (riboflavin) có mặt trong nhiều loại thực phẩm hàng ngày, nhưng không ít người vẫn gặp tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng này. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Vậy thiếu vitamin B2 gây bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Tại sao cơ thể thiếu vitamin B2?

Trước khi tìm hiểu thiếu vitamin B2 gây bệnh gì, chúng ta cần xác định các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Có 4 nguyên nhân chính khiến cơ thể không hấp thụ đủ vitamin B2.

1. Bệnh tuyến giáp

Theo nghiên cứu, khi tuyến giáp bị rối loạn chức năng sẽ làm giảm hấp thu với vitamin B2 cùng nhiều dưỡng chất khác.

2. Chế biến và bảo quản thực phẩm không đúng cách

Vitamin B2 có nhiều trong các loại thực phẩm và tan trong nước. Do cách sơ chế, chế biến và bảo quản không đúng cách dẫn đến hao hụt đáng kể hàm lượng này. Cho nên, nhiều người ăn nhiều thực phẩm giàu B2 nhưng vẫn cơ thể không được cung cấp đủ.

3. Nhu cầu cơ thể tăng ở những giai đoạn đặc biệt

Những người ở độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai và cho con bú nhu cầu cơ thể cần vitamin B2 cao hơn. Nếu không bổ sung tăng cường sẽ dễ bị thiếu hụt vitamin này trong cơ thể.

4. Những người mắc bệnh mãn tính

Các bệnh như tiểu đường, bệnh gan, bệnh tim, ung thư và việc sử dụng thuốc tây trong thời gian dài (bao gồm thuốc tránh thai, thuốc probenecid) cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin B2 của cơ thể.

Thiếu vitamin B2 gây bệnh gì?

Như vậy có 4 nguyên nhân dẫn đến việc thiếu vitamin B2, bạn nên lưu ý để phòng ngừa. Sau khi đã nắm rõ các nguyên nhân, chúng ta hãy cùng xem xét những vấn đề sức khỏe có thể phát sinh khi cơ thể thiếu hụt vitamin B2:

- Tổn thương mắt

Trong các bộ phận thì mắt là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên khi cơ thể thiếu hụt vitamin B2. Khi ấy, mắt dễ bị viêm kết mạc, xung huyết mắt, viêm bờ mi hoặc loét vùng mi mắt. Bạn sẽ cảm thấy ngứa mắt, dễ chảy nước mắt, rát mắt thường xuyên và hay sợ ánh sáng.

Nếu không khắc phục kịp thời, các vấn đề nghiêm trọng về mắt sẽ dễ xảy ra, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn như chảy máu võng mạc, quáng gà và đục thủy tinh thể.

- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng

Vitamin B2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo từ thực phẩm thành năng lượng cần thiết cho cơ thể. Khi thiếu hụt vitamin B2 quá trình chuyển hóa này sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng, gây ra mệt mỏi và căng thẳng.

- Rụng tóc, gãy tóc

Vitamin B2 là thành phần của hai loại coenzyme là: flavin mononucleotide và flavin adenine dinucleotide. Hai chất này có nhiệm vụ là duy trì và phát triển chức năng của tế bào nang tóc. Nếu thiếu hụt hiện tượng rụng tóc và gãy tóc dễ dàng xảy ra

- Tổn thương khóe miệng

Một trong những dấu hiệu điển hình của thiếu vitamin B2 là tổn thương ở khóe miệng. Biểu hiện cụ thể là nứt nẻ, loét ở mép môi (viêm khóe miệng), viêm lưỡi với lưỡi có màu đỏ hoặc tím. Người bệnh cũng có thể bị đau rát họng và sưng miệng.

- Da nhanh lão hóa

Vitamin B2 tham gia vào quá trình sản xuất collagen, một protein quan trọng giúp duy trì độ đàn hồi và săn chắc của da. Thiếu hụt vitamin B2 có thể làm chậm quá trình sản sinh collagen, dẫn đến da bị lão hóa nhanh hơn, xuất hiện nếp nhăn và sạm nám.

- Thiếu máu

Một hệ quả tiếp theo khi thiếu hụt vitamin B12 là tế bào hồng cầu trong cơ thể bị giảm. Vì thế mà lượng oxy cung cấp cho não sẽ không đủ dẫn đến hiện tượng thiếu máu cục bộ.

Bởi vì B2 có vai trò tổng hợp Hormon steroid, giúp kiểm soát lượng trao đổi chất và sản xuất hồng cầu. Đó là lý do mà người thiếu B2 sẽ có biểu hiện như chóng mặt, khó thở, mệt mỏi.

- Chậm phát triển ở trẻ em

Thiếu vitamin B2 có thể kìm hãm sự phát triển tự nhiên của trẻ. Trẻ có thể biếng ăn, hệ thần kinh phát triển chậm, ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, phụ nữ mang thai thiếu vitamin B2 có thể tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

- Dễ gây mụn

Không chỉ khiến da lão hóa nhanh mà thiếu vitamin nhóm B này khiến da dễ nổi mụn. Đối với da, vitamin B nói chung là một vi chất chống oxy hóa. Nó sẽ tham gia vào sự lưu thông máu và giúp da được thông thoáng.

Dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin B2

Để không phải là “nạn nhân” tiếp theo trong danh sách thiếu vitamin B2 gây bệnh gì trên, khi cơ thể có những biểu hiện sau bạn nên tăng cường B2 càng sớm càng tốt.

  • Thị lực nhạy cảm với ánh sáng
  • Nhiệt miệng kéo dài, ngứa xung qua môi và vùng mắt, lưỡi đau rát và bị đỏ
  • Đau họng kéo dài nhiều ngày
  • Môi khô và chân răng bị chảy máu
  • Da bị tróc vảy, tóc rụng nhiều hơn
  • Cơ thể thường mệt mỏi, uể oải và tinh thần suy giảm.

Những ai có nguy cơ thiếu vitamin B2?

Những đối tượng sau cần lưu ý bổ sung tăng cường vitamin B2 để tránh bị thiếu hụt

  • Vận động viên: Luyện tập với cường độ cao cần nên bổ sung lượng vitamin B2 nhiều hơn. Nếu không rất dễ bị thiếu hụt
  • Phụ nữ  trong giai đoạn mang thai và đang cho con bú: Lúc này, cơ thể rất cần B2 để hỗ trợ cho sự phát triển của trẻ trong bào thai và sau khi được sinh ra
  • Trẻ nhỏ: Giai đoạn phát triển mạnh của trẻ từ 1 tuổi trở lên. Cơ thể rất cần B2 để chuyển hóa các chất nhằm nuôi dưỡng các cơ quan chức năng
  • Người mắc các bệnh mãn tính: Lúc này khả năng hấp thụ vitamin B2 kém nên cần phải bổ sung đúng cách Người ăn chay, ít sử dụng sữa: B2 trong thực vật rất thấp. Nếu bạn ăn chay thì nên tăng cường thông qua thực phẩm chức năng chứa vitamin B2 hoặc vitamin B– complex.

Cách xử lý khi cơ thể thiếu vitamin B2

Bạn đã biết thiếu vitamin B2 gây bệnh gì và tầm quan trọng của vitamin này. Vậy khi cơ thể thiếu vitamin B2 nên làm gì?

  • Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B2 trong bữa ăn hàng ngày: Ưu tiên các nguồn thực phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa, gan bò, thịt bò, trứng và cá.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu các dấu hiệu thiếu vitamin B2 không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.
  • Xét nghiệm: Để xác định chính xác tình trạng thiếu hụt vitamin B2 và mức độ, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm như đo nồng độ Flavin và Glutathione Reductase trong hồng cầu, hoặc đo nồng độ vitamin B2 trong nước tiểu.
  • Bổ sung vitamin B2 theo chỉ định của bác sĩ: Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc viên uống bổ sung vitamin B2 với liều lượng phù hợp. Trong trường hợp cơ thể khó hấp thụ qua đường uống, bác sĩ có thể chỉ định tiêm vitamin B2. Lưu ý không tự ý sử dụng vitamin B2 liều cao khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Vitamin B3 có trong thực phẩm nào? Top 10 nguồn tốt nhất

Lời kết

Thông qua bài chia sẻ chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của B2 trong cơ thể. Hi vọng những thông tin hữu ích này đã giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc: Thiếu vitamin B2 gây bệnh gì. Để tìm hiểu thêm các bài viết hữu ích về sức khỏe và được tư vấn về các sản phẩm bổ sung vitamin B2, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế hoặc tìm kiếm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy.

V Live International