Thiếu vitamin E gây bệnh gì? Nguyên nhân, cách khắc phục
Thiếu vitamin E gây bệnh gì đối với cơ thể và cách khắc phục tình trạng này là một vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm.
Ngày nay, nhiều người sử dụng vitamin E với mong muốn cải thiện sức khỏe. Vậy, nếu cơ thể thiếu vitamin E sẽ gây ra những bệnh gì? Công dụng thực sự của vitamin E đối với sức khỏe là gì? Bài viết này của V Live International sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc này!
Vai trò của vitamin E đối với cơ thể
Trước khi tìm hiểu trường hợp thiếu vitamin E gây bệnh gì, bạn cần hiểu rõ tác dụng của nó đối với cơ thể. Khi được bổ sung vào cơ thể, vitamin E đóng vai trò khá quan trọng như:
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa tế bào
- Bảo vệ vitamin A và chất béo của màng tế bào khỏi oxy hóa
- Giúp sản sinh hồng cầu, giúp cơ thể sử dụng vitamin K
- Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm oxy hóa protein tan trong mỡ, ngăn các protein làm tắc nghẽn động mạch Phòng ngừa các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não
- Giảm sự tích tụ cholesterol xấu LDL trong mạch máu
- Tăng tính miễn dịch cho tế bào, tăng đề kháng cho cơ thể, làm chậm bệnh sa sút trí tuệ
- Giảm nguy cơ mắc bệnh đục nhân mắt
Vai trò của vitamin E
Vì sao cơ thể thiếu vitamin E?
Việc xác định những đối tượng dễ bị thiếu vitamin E sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những bệnh lý có thể xảy ra do thiếu hụt vitamin này. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến:
- Rối loạn vận động: Người rối loạn vận động do di truyền thường thiếu vitamin E trầm trọng
- Người thiếu vitamin E thông thường: trường hợp này có thể điều trị và bổ sung thêm viên uống vitamin E
- Bệnh nhân Alzheimer: người bệnh sa sút trí nhớ thường cần bổ sung thêm vitamin E bởi nó có thể làm chậm quá trình mất trí nhớ của người bệnh ở mức độ trung bình.
- Người sa sút trí tuệ: một số nghiên cứu chỉ ra rằng đàn ông cần bổ sung vitamin E để giảm nguy cơ tiến triển sa sút trí tuệ theo lão hoá và tuổi tác
- Người bệnh thiếu máu: bệnh nhân lọc máu nhân tạo (trẻ em và người lớn) thường cần bổ sung thêm vitamin E để tăng đáp ứng với thuốc kích thích tăng sinh hồng cầu
- Trẻ em mắc beta – thalassemia: cơ thể thường thiếu vitamin E và có thể bổ sung qua đường uống
- Người bị ung thư bàng quang: cơ thể thường thiếu hụt vitamin E và cần uống bổ sung mỗi ngày trong hơn 10 năm để giảm nguy cơ tử vong
- Bệnh nhân hoá trị: sử dụng vitamin E trên da kết hợp với dimethyl sulfoxide (DMSO) trước và sau trị liệu sẽ giảm nguy cơ tổn thương thần kinh
- Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt: cơ thể sẽ thiếu vitamin E, bổ sung vào trước thời kỳ 2 ngày sẽ giảm đau bụng kinh cũng như lượng máu kinh
- Phụ nữ tiền kinh nguyệt: cơ thể nên được bổ sung vitamin E để giảm cảm xúc tiêu cực, lo âu
- Nam giới có vấn đề về sinh sản: cơ thể thường cần bổ sung thêm vitamin E để tăng khả năng thụ thai
- Bệnh nhân xuất huyết não thất, xuất huyết nội sọ: uống vitamin E để tăng hiệu quả điều trị bệnh
- Trẻ sinh non bệnh võng mạc: cơ thể cần bổ sung thêm vitamin E đường uống
Một số đối tượng dễ thiếu vitamin E
Thiếu vitamin E gây bệnh gì?
Thiếu hụt vitamin E có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau:
Suy giảm thị lực
Vitamin E là một dưỡng chất cần thiết có tác dụng bảo vệ đôi mắt sáng khỏe. Theo đó, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin E đồng nghĩa mật độ tế bào sắc tố cũng suy giảm, dẫn đến thoái hoá võng mạc, tăng nguy cơ đục thuỷ tinh thể, làm mất thị lực.
Thiếu vitamin E khiến thị lực suy giảm
Thiếu máu
Thiếu vitamin E có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do tăng khả năng phá hủy hồng cầu, dẫn đến giảm lượng oxy cung cấp cho tế bào, gây ra các triệu chứng như choáng váng và mệt mỏi.
Rối loạn thần kinh
Thiếu hụt vitamin E còn làm tăng thoái hoá và gây tổn thương tế bào thần kinh, nhất là ở tứ chi. Điều này ảnh hưởng đến phản xạ của cơ thể, có thể gây ra một số biểu hiện như vận động thiếu phối hợp, mất thăng bằng.
Rối loạn tín hiệu thần kinh
Tăng nguy cơ sảy thai
Vitamin E là một dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu trong thời kỳ thai kỳ. Bên cạnh đó, một số thống kê y học đã chỉ ra tỷ lệ sảy thai thường cao hơn gấp 2 lần bình thường nếu cơ thể mẹ bầu không được đáp ứng đủ lượng vitamin E cần thiết.
Cơ bắp suy yếu
Bạn có thể thường xuyên đối mặt với tình trạng suy yếu cơ bắp, đau nhức khớp xương khi cơ thể không được đáp ứng đủ lượng vitamin E cần thiết. Bởi dưỡng chất là một thành tố quan trọng góp phần bảo vệ màng sinh chất không bị rách, đồng thời duy trì độ bền của các sợi cơ.
Suy yếu cơ bắp
Làn da bị lão hóa
Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong cơ thể. Thiếu hụt vitamin E sẽ khiến các tế bào da dễ bị tấn công bởi các gốc tự do, làm giảm tính đàn hồi của da và gây ra các dấu hiệu lão hóa.
Rối loạn hormone sinh sản
Thiếu hụt vitamin E còn có thể tác động đến quá trình sản sinh hormone sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Nó gây ra tình trạng rối loạn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản.
Rối loạn hormone sinh sản do thiếu Vitamin E
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu vitamin E
Mặc dù các bệnh do thiếu vitamin E gây ra có thể có những biểu hiện khác nhau ở mỗi người, nhưng dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:
Yếu cơ
Vitamin E đóng vai trò quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương và có khả năng chống lại quá trình oxy hóa. Khi thiếu hụt vitamin E, quá trình oxy hóa diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn đến yếu cơ.
Khó phối hợp động tác
Một triệu chứng khác của thiếu vitamin E là khả năng phối hợp vận động trở nên khó khăn do các tín hiệu thần kinh bị gián đoạn hoặc tổn thương.
Khó vận động
Tê và ngứa
Thiếu vitamin E có thể gây ra cảm giác tê và ngứa trên cơ thể do sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh không còn chính xác.
Suy giảm thị lực
Như đã đề cập, thiếu vitamin E có thể dẫn đến suy giảm thị lực khi võng mạc kém nhạy cảm với ánh sáng.
Các biểu hiện về miễn dịch
Thiếu hụt vitamin E có thể ức chế các tế bào miễn dịch, làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể. Do đó, người bệnh có thể dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là người lớn tuổi và người có hệ miễn dịch suy yếu. Để tăng cường hệ miễn dịch cho tế bào thì bạn không nên bỏ lỡ bài viết: 5 lý do nên dùng thực phẩm chức năng tăng cường hệ miễn dịch tế bào.
Miễn dịch suy yếu
Biểu hiện ở da và tóc
Vitamin E được biết đến với công dụng duy trì làn da tươi trẻ, đủ ẩm và mái tóc chắc khỏe, mượt mà. Khi cơ thể không được cung cấp đủ vitamin E, da có thể trở nên khô ráp, tóc dễ gãy rụng và xơ rối.
Tìm hiểu thêm: Có nên uống Vitamin E và Omega 3 cùng lúc không?
Cách xử lý khi cơ thể thiếu vitamin E
Như vậy, bạn đã biết được thiếu vitamin E gây bệnh gì cho cơ thể. Nếu là một người khỏe mạnh và không gặp bất cứ biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu hụt vitamin E, bạn chỉ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý là đủ.
Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm viên uống vitamin E theo chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống và thời gian sử dụng sẽ khác nhau.
Đối với những người đã được chẩn đoán thiếu hụt vitamin E, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về cách sử dụng và bổ sung vitamin E phù hợp và an toàn nhất. Hiện nay có nhiều loại thực phẩm chức năng chứa vitamin E, nhưng bạn cần lựa chọn sản phẩm chất lượng và an toàn cho sức khỏe.